Thực hiện kế hoạch số 189/KH-MNSH ngày 30/8/2024 của trường Mầm non Sen Hồng về việc sinh hoạt chuyên môn năm 2024 – 2025. Sáng ngày 26/10/2024 tổ nhà trẻ, mầm, chồi tổ chức sinh hoạt chuyên đề
Thành phần:
Cô Trần Thị Thu Thảo – TTCM- chủ tọa
Cô Lê Thị Thúy Kiều – Giáo viên- Thư ký
Khách dự
Cô Nguyễn Thị Thu Hà – Hiệu trưởng
Cô Phạm Thị Kim Loan – p. Hiệu trưởng
Cùng 8/8 giáo viên tổ Nhà trẻ – Mầm – Chồi tham dự.
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề giáo viên trong tổ đã tiến hành dự giờ hoạt đông giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM
Chủ đề: Bản thân.
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Hoạt động học: Khám phá 5 giác quan trên cơ thể (STEM)
Giáo viên dạy: Lê Thị Thúy Kiều giáo viên lớp Chồi 1.
Độ tuổi: 4 – 5 tuổi.
Sau khi dự giờ cô Trần Thị Thu Thảo – TTCM gợi ý thảo luận chia sẻ, đóng góp ý kiến. Giáo viên chủ động, mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến việc SHCM; nâng cao công tác phối hợp với các đồng nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Cô Nguyễn Thị Thu Hà – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu Chuyên đề giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM giáo viên linh hoạt tích hợp; Trẻ chủ động, tự tin, chia sẻ ý tưởng trong quá trình làm việc nhóm.
Giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức thực hiện phù hợp theo độ tuổi của trẻ và đáp ứng mục tiêu đề ra; sử dụng các nguyên vật liệu gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ.
Phương pháp giáo dục STEM cô giúp cho trẻ có kỹ năng tư duy logic và cách giải quyết vấn đề khéo léo, đây là mô hình giáo dục tích hợp tập trung vào 5 lĩnh vực cụ thể là khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật. Những lĩnh vực khoa học này được thiết kế lồng ghép, đan xen vào nhau trong trong các nhiệm vụ hoạt động của trẻ gắn với thực tiễn. Quá trình hoạt động của trẻ chủ yếu theo phương thức thực hành, trải nghiệm và hợp tác. Thông qua hoạt động chuyên đề “Ứng dụng STEM trong tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non” đã giúp cho giáo viên mầm non có thêm kinh nghiệm, mạnh dạn ứng dụng các hoạt động của STEM vào thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, thông qua đó giúp trẻ tự khám phá, tự phát hiện ra tri thức khoa học và điều quan trọng hơn là trẻ hình thành phát triển các kỹ năng tìm tòi, thí nghiệm, khai thác, ứng dụng công nghệ, thiết kế kỹ thuật, tư duy và tính toán, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Buổi sinh hoạt chuyên đề không chỉ mang lại lợi ích cho từng cá nhân mà còn góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của giáo viên trong tổ còn tạo cơ hội cho các thành viên chia sẻ thông tin, nghiên cứu và những thành tựu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Hình ảnh buổi sinh hoạt chuyên môn
Người viết tin: Trần Thị Thu Thảo- TTCM