Trường mầm non Sen Hồng tổ chức tuyên truyền bệnh tay – chân – miệng.

 

Vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 12 tháng 11 năm 2023 trường Mầm non Sen Hồng tổ chức buổi tuyên truyền bệnh tay – chân – miệng đến tất cả cha mẹ trẻ của 6 nhóm lớp tham dự.

Nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh Tay – Chân -Miệng,  nhà trường cung cấp các thông tin truyền thông cơ bản về bệnh Tay – Chân – Miệng và cách phòng chống cho giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ trong nhà trường được biết để có khả năng tự giải quyết một số vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống bệnh. Chủ động sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bệnh kịp thời, khống chế kịp thời các trường hợp mắc bệnh xuất hiện trong nhà trường.

Nhân viên ý tế trường học đã tuyên đến cha mẹ trẻ cách nhận ra biểu hiện của bệnh và cách phòng bệnh tay- chân- miệng.

* Biểu hiện của bệnh

Bệnh có biểu hiện sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi, sưng họng 1- 2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1-2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân. Bệnh có khả năng lây cao nhất trong tuần đầu của bệnh

* Biện pháp phòng chống

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, Giáo viên và cha mẹ trẻ cần thực hiện các biện pháp sau:

– Người chăm sóc trẻ và trẻ rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi tắm rửa, vệ sinh.

– Giáo viên, cha mẹ trẻ rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng  đúng lúc, đúng cách rửa nhiều lần trong ngày, mỗi em dùng mỗi khăn riêng. Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa, bát.

– Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.

– Người bệnh nên đeo khẩu trang hoặc che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

– Các gia đình, trường học, nhà mẫu giáo, cơ sở chăm sóc trẻ thường xuyên lau sạch các bề mặt và các vật dụng, đồ chơi bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn thông thường ít nhất 1 lần trong ngày và giữ vệ các khu vực xung quanh.

–  Không nên đưa trẻ đến các khu vực như trường học, trung tâm chăm sóc trẻ nếu các khu vực này đã bị nhiễm bệnh.

– Tránh tiếp xúc gần (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng trong nhà) với người đã bị mắc bệnh.

– Thu gom xử lý phân của trẻ bằng chloramin B , vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ. Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho người bệnh ăn lỏng và mềm.

– Người chăm sóc trẻ theo dõi sát sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh. Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.

Cha mẹ, thầy cô giáo cần khám miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Qua buổi tuyên truyền  bệnh tay- chân- miệng được rất nhiều cha mẹ trẻ nắm được biểu hiện của bệnh, cách phòng tránh và cách điều trị để có thể kịp thời xử lý khi trẻ mắc bệnh.

                      

 

 

 

 

 

Tam Nông, ngày 12 tháng 11 năm 2023

Duyệt của Hiệu trưởng                                          Người viết bài

 

 

 

   Nguyễn Thị Thu Hà                                        Trần Thị Thu Thảo